Phòng khám Răng - Hàm - Mặt

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Răng khôn bị đau

Theo dõi trên:

Răng khôn bị đau là tình trạng rất hay gặp phải trong quá trình mọc răng khôn. Bởi biểu hiện thường gặp nhất trong quá trình mọc răng khôn là cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng về những dấu hiệu bất thường mà răng khôn mang lại ở các giai đoạn răng nhú lên. Vậy làm sao để hạn chế những biểu hiện này? Cùng tìm hiểu qua những thông tin bên dưới.

Mọc răng khôn là quá trình đa số ai cũng phải trải qua. Thông thường, răng khôn mọc khi bạn 18 – 25 tuổi, thậm chí đến 30 tuổi và gây nên không ít phiền toái. Bạn nên thích nghi hoặc có thể nhờ tới sự can thiệp của nha sĩ để hạn chế đau đớn trong quá trình mọc răng khôn.

Vì sao răng khôn bị đau?

Răng khôn bị đau 1
Răng khôn thường mọc ở vị trí trong cùng*

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Chúng thường mọc ở thời điểm cấu trúc xương hàm đã ổn định, không phát triển thêm và không có sự tăng trưởng về kích thước. Chính điều này đã khiến bạn có cảm giác đau đớn khi mọc răng khôn, bởi chiếc răng này không có đủ chỗ nhú lên trong cung hàm.

Bên cạnh đó, khi xương hàm không có đủ khoảng trống để răng khôn mọc lên thì những chiếc răng này rất dễ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm, thậm chí mọc đâm ra má khiến răng khôn bị đau trong nhiều ngày liền. Không chỉ vậy, tình trạng này còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong nhiều năm liền (tùy thuộc vào từng cơ địa).

Ngoài việc gây nhiều phiền toái cho khổ chủ, răng khôn mọc không đúng vị trí còn dẫn tới nhiều hệ lụy khác như tiêu xương chân răng, gây sâu các răng lân cận, viêm nha chu…

Răng khôn bị đau 2
Răng khôn rất dễ bị mọc lệch hay mọc ngầm

Làm gì khi răng khôn bị đau?

Điều đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu mọc răng khôn là phải thích nghi với những triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức, biến ăn… Bởi chúng không chỉ diễn ra trong vài ngày mà có thể kéo dài tới nhiều năm theo từng đợt răng nhú. Để giảm cảm giác đau rát, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc như sau:

  • Ngậm nước muối ấm trong khoảng 15 phút mỗi ngày hoặc có thể ngậm nhiều lần trong ngày. Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và bàn chải mềm.
  • Một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết trong giai đoạn này: Nên ăn thức ăn mềm như cháo hoặc súp và cho thêm thịt băm, tôm, cá băm nhuyễn cùng rau để đảm bảo dinh dưỡng, tránh ăn các chất có chứa nhiều đường, thực phẩm cứng, các loại thức uống có ga, cồn…
  • Bạn có thể áp dụng cách làm của dân gian để hạn chế cảm giác đau đớn như: chườm lạnh, ngậm gường… Đây cũng là cách thông dụng và được áp dụng phổ biến khi răng khôn bị đau.
Răng khôn bị đau 3
Giảm đau răng khôn bằng chế độ ăn uống phù hợp

Nếu răng khôn bị đau làm bạn cảm thấy quá khó chịu và gây suy nhược cơ thể, cách tốt nhất là bạn nên tìm tới trung tâm nha khoa uy tín để nhờ sự can thiệp của các nha sĩ. Tại đây, nha sĩ sẽ thăm khám, cho toa thuốc giảm đau hoặc chỉ định tiểu phẫu gắp bỏ răng khôn ra ngoài. Bệnh nhân có thể yên tâm nếu thực hiện nhổ bỏ răng khôn bởi điều này không ảnh hưởng tới chức năng răng và thẩm mỹ trên gương mặt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN