Phòng khám Răng - Hàm - Mặt

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng

Theo dõi trên:

Ê buốt khi niềng răng khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống, vệ sinh răng miệng gặp nhiều bất tiện. Bên cạnh các vấn đề này, tình trạng ê buốt răng còn khiến bạn cảm thấy hoang mang về quá trình niềng. Hiểu được tâm tư khách hàng, nha khoa xin lý giải hiện tượng thường gặp trên thông qua các thông tin bên dưới đây!

Niềng răng được áp dụng nhằm giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đặn, thẳng hàng, chuẩn khớp cắn hơn khi không may gặp phải các khiếm khuyết răng. Song, phương pháp này chỉ có tác dụng điều chỉnh răng sai lệch, không có tác dụng che đi khiếm khuyết cười hở lợi cũng như các sai lệch về xương hàm. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn niềng răng với nhiều loại hình từ truyền thống đến hiện đại với các mức phí áp dụng khác nhau.

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng 1
Niềng răng giúp điều chỉnh mọi sai lệch do răng gây ra*

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng

Cũng như các dịch vụ nha khoa khác, niềng răng khểnh, hô – móm, thưa, lệch lạc được tiến hành trong điều kiện vô trùng, diễn ra theo quy trình đạt chuẩn nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều chỉnh như mong đợi. Thực hiện niềng răng, bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe, kiểm tra răng miệng cụ thể, đồng thời loại bỏ các vấn đề còn tồn tại trong khoang miệng, điều trị các bệnh lý liên quan. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn và giúp hạn chế tối đa các biến chứng xả ra khi chỉnh nha.

Thông qua niềng răng, bác sĩ gắn các mắc cài lên răng, kết hợp cùng việc sử dụng dây cung cố định khí cụ, tạo lực nắn chỉnh tốt cho răng di chuyển về vị trí trên cung hàm. Việc làm này không gây xâm lấn đến mô cơ nướu, cấu trúc xương hàm, song có thể gây ra cảm giác ê buốt đến răng và nướu.Mức độ ê buốt khi niềng răng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng sai lệch răng và lực siết của loại khí cụ mà bạn lựa chọn.

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng 2
Niềng răng khiến bạn cảm thấy ê buốt răng và nướu*

Tình trạng ê buốt khi niềng răng có thể kéo dài khoảng 3 – 5 ngày sau khi thực hiện. Trong khoảng thời gian này, bạn cần có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp để khoang miệng kịp thời thích ứng với các “sinh vật lạ” xuất hiện trong khoang miệng.

Chăm sóc khi niềng răng giảm thiểu ê buốt

Theo chia sẻ các bác sĩ chỉnh nha, để hạn chế hiện tượng và mức độ ê buốt khi niềng răng, khách hàng có thể áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng như sau:

Vệ sinh răng miệng

Sau khi gắn xong các mắc cài, bạn không nên dùng bàn chải đánh răng ngay mà thay vào đó, hãy sử dụng nước súc miệng chuyên dụng làm sạch khoang miệng. Những ngày sau đó, bạn cũng nên chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến răng. Ngoài việc vệ sinh răng, hãy thường xuyên làm sạch mắc cài để loại bỏ sự bu bám của thức ăn thừa trên khí cụ này, đảm bảo an toàn cho răng và nướu.

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng 3
Vệ sinh khí cụ kỹ lưỡng*

Chế độ ăn uống

Những ngày đầu tiên khi niềng răng, bạn cần chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống hợp lý, hãy dùng các thức ăn dễ nuốt, hạn chế tối đa các hoạt động nhai. Thời gian niềng răng, khách hàng không nên dùng răng cắn các vật cứng, dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các thực phẩm dạng sợi, dễ mắc lại trên răng, các thực phẩm chứa nhiều đường hay chứa phẩm màu.

Giải thích tình trạng ê buốt khi niềng răng 4
Chế độ ăn uống hợp lý*

Bên cạnh chế độ kiêng khem, hãy cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm xanh, dùng các loại thức ăn giàu canxi, vitamin và khoáng chất để răng được chắc khỏe. Không chỉ vậy, khách hàng cần thực hiện tái khám kiểm tra, theo dõi quá trình niềng răng tại nha khoa theo chỉ lịch hẹn của bác sĩ.

Như vậy, ê buốt khi niềng răng là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng và bạn cũng có thể thúc đẩy tình trạng này nhanh chóng biến mất bằng chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt. Mọi thắc mắc khác về các dịch vụ nha khoa, bạn có thể liên hệ về trung tâm để được giải đáp nhanh nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN