Phòng khám Răng - Hàm - Mặt

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Nha khoa trẻ em

Theo dõi trên:

Giai đoạn mọc răng của trẻ là quá trình các bậc phụ huynh cần chăm sóc kỹ lưỡng nhằm tránh cho trẻ gặp những bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc răng phù hợp cho trẻ khiến cho trẻ dễ sâu răng, viêm nướu, răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn…. Bằng những công nghệ, dịch vụ nha khoa tiên tiến nhất hiện nay, Phòng Khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn sử dụng những dịch vụ nha khoa trẻ em an toàn và hiệu quả cao.

Dưới đây là một số dịch vụ nha khoa trẻ em tại Phòng Khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Nha khoa trẻ em
Nên cho trẻ kiểm tra hàm nha thường xuyên

Niềng răng – chỉnh nha cho trẻ

3 giai đoạn phù hợp niềng răng cho trẻ em:

Giai đoạn răng sữa: Bắt đầu từ ngày đầu tiên khi có chiếc răng nhú mọc cho đến khi trẻ bước vào độ tuổi thứ 5.

Giai đoạn răng hỗn hợp: Lúc bé từ 6 tuổi tới 12 tuổi đây là giai đoạn tốt nhất để niềng răng chỉnh nha cho trẻ.

Giai đoạn răng cố định:Thời điểm trẻ bắt đầu độ tuổi từ 13 tới 21 tuổi.

Trong đó bé từ 6 tuổi tới 12 tuổi đây là giai đoạn tốt nhất để niềng răng chỉnh nha

Quy trình niềng răng đúng cách cho trẻ em tại Phòng Khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Bước 1: Khi trẻ tới Phòng Khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ răng mọc lộn xộn, lệch lạc của trẻ. Nếu trẻ bị sâu răng, viêm nướu sẽ được điều trị bệnh xong sau đó mới niềng răng.

Bước 2: Tiến hành chụp phim x-quang kiểm tra cấu trúc xương hàm, mức độ răng mọc lệch lạc bằng máy chụp phim có bước sóng thấp nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm là cơ sở để chế tạo mắc cài tương ứng nhằm bảo đảm chính xác các mắc cài lên răng thật.

Bước 4: Bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với các bước chỉnh răng theo từng giai đoạn thời gian và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.

Bước 5: Gắn mắc cài cố định lên răng của trẻ

Bước 6: Lên lịch tái khám định kỳ

Sau khi thực hiện xong quy trình niềng răng, trẻ sẽ được về nhà và các bậc cha mẹ cần lưu ý lịch tái khám theo đúng chỉ định mà bác sĩ hướng dẫn.

Nha khoa trẻ em
Nụ cười trẻ đáng yêu khi chăm sóc chỉnh nha

Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ

Khi chúng ta thấy răng sữa của trẻ bị lung lay thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành nhổ răng sữa đúng giai đoạn. Độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau:

  • 6-7 tuổi: Hai răng cửa giữa
  • 7-8 tuổi: Hai răng cửa bên cạnh
  • 9-12 tuổi: Hai răng nanh
  • 9-11 tuổi: Hai răng hàm đầu tiên
  • 10-12 tuổi: Hai răng hàm thứ 2

Quy trình thực hiện nhổ răng sữa không đau cho trẻ

Bước 1: Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bé, chụp phim X – Quang để kiểm tra hình dạng, kiểm tra kỹ vị trí của răng sữa cần nhổ có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không.

Bước 2: Bé sẽ được vệ sinh răng miệng sạch khuẩn, gây tê và tiến hành nhổ răng nhẹ nhàng không đau.

Bước 3: Tiến hành nhổ răng sữa cho trẻ

Bước 4: Sau khi điều trị xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ tại nhà, những thực phẩm nào nên và không nên ăn.

III. Hàn, trám ngừa sâu răng nha khoa trẻ em

Hàn, trám phòng ngừa sâu răng ở trẻ em là phương pháp dùng chất trám bít (nhựa composite hay glassionormer) lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm cố định để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm ở trẻ nhỏ.

Tác dụng của phương pháp hàn, trám sâu răng ở trẻ

Những hố rãnh xung quanh vùng bị sâu răng sẽ được làm sạch và trám bít lại để hàm rằng bằng phẳng hơn, bàn chải đánh răng dễ dàng tiếp cận quanh vùng hàm. Quá trình thực hiện này sẽ làm cho cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được tình trạng sâu răng cho trẻ.

Nha khoa trẻ em
Sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ

 

Trám răng ngừa sâu răng cho trẻ

Trám răng ngừa sâu răng cho trẻ là một trong những dịch vụ nha khoa trẻ em phổ biến. Trám bít hố rãnh được thực hiện càng sớm càng tốt khi trẻ mọc răng 6 (6 tuổi), răng 7 (12 tuổi) có hố rãnh mặt nhai sâu dễ đọng thức ăn tạo điều kiện để sâu răng phát triển.

Có 2 kỹ thuật phổ biến trám răng ngừa sâu răng cho trẻ là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp:

Trám răng trực tiếp: Nha sĩ dùng miếng vật liệu trám lên vùng răng của bệnh nhân chỉ trong 1 lần, vết tram sẽ được đông cứng nhờ tác động của ánh sáng laser. Kỹ thuật thuật này được thực hiện đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 15 – 20 phút.

Trám răng gián tiếp: Nha sĩ tạo xoang trám xong rồi lấy dấu, sau đó đúc miếng trám ở bên ngoài miệng rồi gắn trở lại trên răng. Kỹ thuật này còn gọi là Inlay hoặc Onlay. Kỹ thuật trám gián tiếp thường được áp dụng trong trường hợp xoang trám lớn như răng hàm bị vở, mẻ hoặc sâu.

Cạo vôi răng cho trẻ

Vôi răng được hình thành từ những mảng bám thức ăn theo năm tháng mà không được lấy sạch. Theo thời gian những vết bẩn đó bị vôi hóa và tạo thành những mảng rất cứng bám chặt vào nơi tiếp xúc giữa răng và nướu ở trẻ. Chính những nguyên nhân đó gây ra các bệnh về răng ở trẻ như sâu răng, viêm lợi… Do đó, việc lấy vôi răng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết để bảo về sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt nhất. Để lấy vôi răng không thể tự lấy bằng bàn chải hoặc bất cứ dụng cụ nào khác mà trẻ cần được đưa đến nha khoa để bác sĩ lấy sạch chúng bằng dụng cụ chuyên dụng.

Quy trình cạo vôi răng và đánh bóng răng cho trẻ

Bước 1: Trong quá trình khám nha khoa cho trẻ, Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ những mảng bám và vôi đã bám cứng trên răng mà không gây tổn thương răng hay xâm lấn đến những vùng lân cận trong khoang miệng.

Bước 2: Sau đó, răng của trẻ sẽ được làm sạch những vùng viêm nhiễm nằm sâu dưới nướu một cách nhẹ nhàng.

Bước 3: Toàn bộ hàm răng được làm sạch bởi máy cạo vôi răng bằng sóng siêu âm hiện đại.

Bước 4: Đánh bóng, tạo cho răng có bề mặt mịn, giúp giảm thiểu các mảng bám, tác nhân các bệnh răng miệng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN